Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm khó lường nhất

Cao huyết áp được coi là bệnh “giết người không báo trước” chính bởi bệnh gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe, làm tổn hại các cơ quan như: tim, não, thận… và đặc biệt là dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não vốn rất nguy hiểm. Bệnh cạnh đó bệnh cao huyết áp hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng lên vì vậy mỗi người cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này.

Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm khôn lường

Cao huyết áp là gì?

Khi đo huyết áp sẽ thấy có hai chỉ số, chỉ số trên là huyết áp tâm thu - mức huyết áp cao nhất trong mạch máu và chỉ số dưới là huyết áp tâm trương - mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu.

Cao huyết áp được hiểu là huyết áp có mức độ cao hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Tiêu chuẩn để chuẩn đoán cao huyết áp do tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội cao huyết áp đưa ra năm 1999 quy định cụ thể đó là: “Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg trong điều kiện chưa uống thuốc giảm huyết áp”.

Cần quan sát huyết áp qua nhiều lần đo để có kết luận chính xác

Do trị số huyết áp chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên không thể chỉ kiểm tra một lần thấy huyết áp vượt qua giới hạn thông thường mà kết luận là cao huyết áp. Cần phải đo huyết áp thêm 2 lần nữa vào hai ngày khác nhau, trong 3 lần đó nếu thấy hai lần huyết áp vượt quá tiêu chuẩn thì có thể kết luận là cao huyết áp. Để chắc chắn thì nên quan sát qua nhiều lần đo nữa.

 Cách đo huyết áp đúng cách và đọc chỉ số trên máy đo

Những biến chứng của bệnh cao huyết áp

 Biến chứng não bộ: 

Tai biến mạch máu não - Biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp

Tai biến mạch máu não – biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp

Tỷ lệ cao huyết áp dẫn đến biến chứng ở não gây tử vong hoặc tàn tật là khá cao. Biến chứng này còn gọi là tai biến mạch máu não và được chia thành hai loại: Tai biến mạch máu não dạng xuất huyết và tai biến mạch máu não dạng thiếu máu.

Tai biến mạch máu não dạng xuất huyết: Một số bệnh nhân khi bị xuất huyết não trước đó không hề biết mình bị cao huyết áp. Xuất huyết não thường diễn biến mạnh, thành bệnh nhanh, chỉ ít giờ sau khi phát tình hình bệnh đã phát triển ở mức cao nhất. Các triệu chứng của xuất huyết não thường thấy như: đau đầu, nôn mửa, say, hôn mê, bại liệt nửa người hoặc nửa người cảm thấy khác thường, nhìn mờ, phát ngôn khó khăn…

Tai biến mạch máu não dạng thiếu máu: Chính là hiện tượng thiếu máu não, nguyên nhân chủ yếu là do động mạch bị xơ cứng, máu bị đọng, tắc lại dẫn đến não bị thiếu máu và hoại tử. Tai biến tính thiếu máu có quá trình phát bệnh chậm hơn so với xuất huyết não, bệnh đạt nguy hiểm nhất sau từ 1 – 3 ngày và thường phát sinh trong trạng thái tĩnh như trong đêm hoặc lúc ngủ. Các triệu chứng của tai biến dạng thiếu máu nhẹ hơn một chút so với xuất huyết não, phổ biến như: đau đầu, váng đầu. Thiếu máu não xuất hiện trong thời gian ngắn thường được gọi là trúng phong nhẹ.

Bệnh tai biến máu máu não mắc nhanh và rất nguy hiểm. Ngay khi phát bệnh nạn nhân cần được đưa vào viện cấp cứu kịp thời, thời gian lúc này chính là sinh mạng của người bệnh. 

 Biến chứng tim

Biến chứng về bệnh tim mạch của cao huyết áp

Người cao huyết áp thường mắc bệnh suy tim

Cao huyết áp rất dễ gây tổn hại đến cơ quan tim, khiến thay đổi kết cấu và chức năng của tim, làm tim suy yếu, người bệnh cao huyết áp thường mắc suy tim. Cao huyết áp gây ra hiện tượng nhịp tim thất thường do tim bị thiếu máu hoặc xơ hóa, mỡ bám dày.

Có khoảng 20 – 30 % bệnh nhân cao huyết áp có hiện tượng tâm thất trái dày mỡ, đây là phản ứng của cơ tim do tăng huyết áp. Tâm thất trái dày mỡ là nhân tố nguy hiểm gây tắc nghẽn cơ tim.

Bệnh nhân cao huyết áp còn phải đối mặt với nhân tố nguy hiểm là biến chứng bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành là tên gọi tắt của bệnh tim do động mạch vành bị xơ cứng, các bệnh trạng thường thấy là: tim đau thắt, cơ tim bế tắc và đột tử.

 Biến chứng thận

Suy thận là một trong những biến chứng của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp khiến suy giảm chức năng thận 

Bệnh cao huyết áp khi đến một giai đoạn nhất định sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan thận. Theo nghiên cứu và theo dõi thì nếu cao huyết áp không được khống chế thì sau khoảng 5 – 10 năm có thể sẽ dẫn đến biến chứng huyết quản thận, cuối cùng dẫn đến xơ cứng thận. Theo thời gian mà bệnh tình trở nên nghiêm trọng với những biểu hiện rõ rệt hơn: xuất hiện phù, số lần đi tiểu đêm tăng lên, suy giảm chức năng thận. Với người già bị cao huyết áp sẽ phát sinh bệnh mỡ máu cao và tiểu đường. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc hạ áp không đúng liều lượng, quy định lâu dần gây ảnh hưởng đến thận và cũng gây biến chứng cho tim, não.

 Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng về bệnh tiểu đường của cao huyết áp

Mối liên quan chặt chẽ giữa cao huyết áp và bệnh tiểu đường

Cao huyết áp và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau, bệnh tiểu đường có biến chứng là cao huyết áp, làm tăng sự phát triển của bệnh huyết quản, tê liệt não, thận còn cao huyết áp khiến bệnh tiểu đường trầm trọng thêm. Lúc này bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng đối với việc sử dụng thuốc hạ áp, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Phương pháp điều trị cao huyết áp

Người bệnh cao huyết áp thường có hai khuynh hướng phản ứng phổ biến. Có nhóm bệnh nhân thì có tâm lý lo lắng, sợ sệt, căng thẳng khi đến viện đo huyết áp thấy tim đập rất nhanh, huyết áp lúc lên lúc xuống, có nhóm lại có khuynh hướng phản ứng ngược lại: lơ là, coi nhẹ, thản nhiên làm ngơ. Đây đều là hai thái độ phản ứng không khoa học đối với bệnh cao huyết áp.

Theo chỉ dẫn của bác sỹ

Chính bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp như đã nói ở trên mà người bệnh cần có thái độ quan tâm nghiêm túc nhưng cũng không nên quá lo lắng, nóng vội. Hiện nay đã có nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe, cải thiện lối sống từ đó đã giảm được các nhân tố tác động nguy hiểm. Hơn nữa với sự tiến bộ của Y học thì đã có nhiều loại thuốc điều trị cao huyết áp mang lại hiệu quả rất tích cực, vì vậy người bệnh cao huyết áp nếu áp dụng các biện pháp tích cực, tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ thì hoàn toàn có thể khống chế được bệnh.

Thực tế là: Lối sống lành mạnh giúp làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, người bệnh cao huyết áp nếu sớm áp dụng các biện pháp tích cực sẽ giảm 50% các biến chứng của bệnh.

 Phương pháp trị liệu cụ thể:

-    Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi bệnh tình chặt chẽ. Đo huyết áp theo đúng định kỳ  điều trị và có thể làm một số xét nghiệm có liên quan để nắm rõ tình trạng, diễn biến của bệnh.
-    Tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, rèn luyện sức khỏe và điều chỉnh cải thiện lối sống. Cần rèn luyện kỹ năng để có tâm lý thoải mái, cân bằng, ăn uống điều độ kết hợp với vận động phù hợp, cai rượu và thuốc lá.
-    Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ: Người bệnh cao huyết áp cần kiên trì uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng. Bệnh cao huyết áp lâu ngày nếu không được chữa trị hiệu quả sẽ dẫn tới việc làm tổn thương các cơ quan nội tạng và tăng nguy cơ tai biến, vì vậy việc sử dụng thuốc giảm áp để khống chế là điều cần thiết. Thuốc hạ áp hiện có rất nhiều loại và người bệnh cần phải uống thuốc hợp lý mới có mang lại hiệu quả. Việc uống thuốc hợp lý ở đây có nghĩa là thuốc phải phù hợp với đặc trưng bệnh lý, sử dụng đúng thuốc đúng bệnh.

 Để sử dụng thuốc được hợp lý:

  • Thứ nhất, tiến hành đánh giá lâm sàng, kiểm tra toàn diện bao gồm xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh, đặc trưng bệnh lý và các nhân tố nguy hiểm. Dựa vào tiền đề này để xác định phương pháp trị liệu.
  • Thứ hai, kiểm tra huyết áp kịp thời để hiểu về quy luật biến đổi từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc và điều chỉnh phương án trị liệu. Bên cạnh đó cần kết hợp với việc giữ gìn sức khỏe, cải thiện lối sống, đây chính là cách trị liệu không cần dùng thuốc, cần phải kiên trì, triệt để.
  • Thứ ba, lựa chọn loại thuốc giảm áp cần dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh, tác dụng dược lý của thuốc, phản ứng phụ của thuốc…đúng với câu nói “dùng thuốc như dùng binh”.

Thuốc đông y - An cung ngưu hoàng hoàn – hỗ trợ điều trị, khống chế bệnh cao huyết áp.

An cung ngưu hoàng hoàn niềm hy vọng của người bị tai biến

An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc Đông dược được sáng chế cách đây hơn 200 năm bởi danh y Ngô Đường (tự Cúc Thông) đời nhà Thanh, Trung Quốc. An cung ngưu hoàng hoàn từng là bài thuốc sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho 8 đời vua nhà Thanh. Tác dụng của dược liệu cổ truyền này là hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, trừ đàm, khai khiếu, an thần vô cùng hiệu quả. Thành phần trong viên an cung hoàn toàn là các loại thảo dược vô cùng quy hiếm: ngưu hoàng, xạ hương, trân châu, chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến…

Các nguyên liệu này được phối trộn theo tỷ lệ nghiêm ngặt và sản xuất theo dây truyền công nghệ hiện đại.

Khi sử dụng với liều lượng thích hợp an cung ngưu hoàng hoàn giúp hưng phấn hệ thần kinh và hô hấp, cường tim, thông các đoạn mạch hẹp từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng cung cấp dồi dào oxy và máu cho não bộ. Khi tuần hoàn máu được tăng cường sẽ giúp làm giảm tình trạng cao huyết áp và hỗ trợ bình ổn huyết áp, phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não.

Đối với người bị tai biến mạch máu não thì sử dụng sản phẩm sẽ hỗ trợ làm tan dần các cục máu đông từ đó dần hồi phục các chức năng bị tổn thương. Lưu ý, không sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn cho bệnh nhân tai biến thể chảy máu não, không dùng giai đoạn huyết áp tụt xuống thấp, không dùng cho người bị dương hư, tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai và người suy giảm chức năng gan thận.

Hồng Anh
Tham khảo: Nguyễn Lân Việt

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi