9 nhóm đối tượng điển hình có nguy cơ cao bị bệnh tăng huyết áp

Bệnh cao huyết áp đang trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội vì đây là loại bệnh thường gặp, nếu không được khống chế sẽ dẫn tới những nguy hại cho cơ quan nội tạng, đặc biệt là nguy cơ tai biến mạch máu não. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp, cần phải hết sức thận trọng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Đối tượng dễ bị bệnh cao huyết áp

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh tăng huyết áp

9 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh tăng huyết áp

1.    Người mà gia đình có tiền sử cao huyết áp: 

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cao huyết áp có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền trong gia đình. Trong gia đình nếu bố mẹ đều mắc cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái là 20 – 45%, còn nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 15 – 28%. Nếu bố mẹ có huyết áp bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở con chỉ là 3%.

2.    Người độ tuổi từ độ tuổi 35 trở lên:

Đây là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Khi tuổi tác càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cũng tăng theo.

3.    Người béo phì: 

Người thừa cân nặng, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo phì cao hơn gấp 2 – 6 lần so với người bình thường. Vì vậy người béo phì cần có phương pháp để kiểm soát cân nặng, nếu thể trọng giảm thì huyết áp sẽ giảm tương ứng. 

Công thức đơn giản để biết mình có thừa cân hay không:

BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2 

Kết quả:

  • Thừa trọng lượng: BMI ≥ 25;
  • Béo: BMI≥ 30;
  • Chỉ số thể trọng BIM từ 18 đến 24 là thích hợp;
  • Chỉ số BMI < 18 được coi là gầy.
     

4.    Người mắc bệnh lý như bệnh thận, tim, tiểu đường:

Đây là nhóm đối tượng rất dễ liên quan tới cao huyết áp.

5.    Người có tình thần căng thẳng, tính nết nóng nảy: 

Khi có biểu hiện thương xuyên nóng giận, tinh thần không tốt sẽ làm rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh và quá trình điều tiết của vỏ não mất khả năng tự điều hòa khiến áp suất tâm thu tăng, trở ngại ngoại vi tăng dần dẫn tới cao huyết áp.

6.    Người có thói quen ăn uống không hợp lý:

  • Nếu ăn nhiều thức ăn có thành phần natri (như muối) cao dẫn tới việc tích tụ natri trong cơ thể làm tăng trở lực huyết quản dẫn đến huyết áp tăng cao. 
  • Ăn quá nhiều mỡ động vật cũng khiến tăng lượng cholesterol trong máu, ăn thức ăn có chứa nhiều acid béo cũng dễ làm tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều đường cũng làm cơ thể trở nên béo phì, tăng huyết áp.
     

Với những người có thói quen ăn uống nhiều các chất nêu trên sẽ rất dễ mắc bệnh cao huyết áp.

7.    Người ít hoạt động, rèn luyện thể lực.

Với những người làm việc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài dẫn tới quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn máu chậm, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, béo phì, tiểu  đường cũng tăng lên.

8.    Người nghiện thuốc lá:

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì  trung bình cứ 10 người thì có 1 người chết bởi thuốc lá, mỗi năm số người trên thế giới chết vì thuốc lá khoảng 10 triệu người. Trong thuốc lá có thành phần vô cùng độc hại là nicôtin, nếu lấy lượng nicôtin trong 20 điếu thuốc lá tiêm thẳng vào con trâu sẽ khiến con trâu chết ngay lập tức.

Không chỉ dẫn tới hệ quả cao huyết áp (người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao gấp 2,5 lần so với người không hút thuốc) mà người nghiện thuốc lá còn có tỉ lệ mắc bệnh tâm vành và trúng gió cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.

9.    Người nghiện rượu:

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: người uống rượu thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc cao huyết áp. Khi lượng rượu đưa vào cơ thể tăng lên dẫn tới huyết áp tâm thu cũng dần tăng lên, huyết áp tâm trương cũng tăng lên đôi chút. Chỉ số huyết áp và lượng rượu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu thì với các nhóm: Không uống rượu, ít uống rượu, uống rượu nhẹ, uống rượu nặng thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp lần lượt là: 12,87%, 13,7%, 17,83% và 25,9%. 

Uống rượu lâu ngày dẫn tới bệnh cao huyết áp chính bởi rượu làm kích thích tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến hệ thống thận và tính thông dẫn của màng tế bào khiến nồng độ cacbon tăng cao dẫn đến trở lực ngoại vi của huyết áp tăng lên.

Giải pháp phòng bệnh cho đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp
Những lưu ý khi thực hiện phòng tránh bệnh cao huyết áp

Tác dụng của an cung ngưu hoàng hoàn trong việc lưu thông máu

Phạm Lan
Tham khảo: GS.BS. Nguyễn Lân Việt

Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi