Theo số liệu điều tra thì trung bình người dân vùng phía bắc Nhật Bản dùng 25 – 30g muối/ngày và chính thói quen ăn uống này được coi là nguyên nhân khiến 40% dân số nơi đây bị cao huyết áp. Muối là gia vị không thể thiếu tuy nhiên nếu ăn nhiều thì lại không tốt cho sức khỏe, nhất là với người cao huyết áp lại càng phải dùng hạn chế.
Người bệnh cao huyết áp không nên ăn mặn
Tại sao người cao huyết áp không nên ăn mặn?
Huyết áp tăng cao kéo dài làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận, gây mất nước…Bệnh cao huyết áp còn là nhân tố nguy hiểm dẫn đến tai biến mạch máu não. Chính vì vậy người bị cao huyết áp cần biết về phương pháp ăn uống khoa học với thái độ “không quá lo lắng nhưng phải cẩn thận” và nhất thiết không được ăn mặn bởi:
Muối có thành phần chính là natri, chất này có tính chất hút nước, khi thẩm thấu vào tế thành của động mạch sẽ hút nước làm cho động mạch bị thu hẹp, gây co mạch. Lòng mạch co lại dẫn đến áp suất tăng từ đó tăng huyết áp.
Bên cạnh đó lượng muối cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ chất béo trong mạch máu của cơ thể. Ăn mặn nếu kết hợp với việc căng thẳng, áp lực thần kinh sẽ càng làm cho động mạch bị co lại, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Thuốc giảm huyết áp tốt nhất cho người bệnh huyết áp cao
Phương pháp cân bằng ăn uống cho bệnh nhân cao huyết áp
Chế độ ăn uống khoa học cho người bị cao huyết áp
Bệnh nhân cao huyết áp cần thực hiện “tam thiểu” đó là: ăn ít muối, ít dầu mỡ và ít đường. Lưu ý:
- Cung cấp lương thực ổn định: Duy trì lương thực chính truyền thống là ngũ cốc.
- Tăng cường rau xanh: Rau xanh được coi là “chất dinh dưỡng thứ 7” chính bởi trong rau xanh chứa phong phú thành phần vitamin, khoáng chất, chất xơ và là chất tạo sự cân bằng trong ăn uống. Nguồn dưỡng chất trong rau xanh rất hữu hiện để tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể, chất xơ trong rau xanh có chức năng phòng và chữa bệnh , có ích trong việc hấp thụ đường và chất béo rất lợi cho người cao huyết áp vì thế cần tăng cường ăn nhiều rau xanh.
- Nên ăn nhiều cá vì trong cá chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu và ngăn ngừa tắc máu, ăn ít các loại thịt gia súc, gia cầm vì có chứa lượng cao axit béo bão hòa.
Với những bệnh nhân cao huyết áp bị tổn hại các cơ quan bên trong một cách nghiêm trọng thì cần tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt dưới sự điều chỉnh của bác sỹ.
Yếu tố quan trọng trong ăn uống của người cao huyết áp là phải “có điều độ” tức là phải khống chế ở một lượng thích hợp. Cần áp dụng phương pháp ăn uống cân bằng toàn diện sau:
- Uống 1 cốc sữa/ngày: Sữa là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là nguồn canxi thiên nhiên rất tốt cho cơ thể.
- Dùng 20 – 25 gam dầu thực vật/ngày: cố gắng ăn ít chất béo động vật, ăn ít thực phẩm rán.
- Cung cấp 250 - 300g lương thực/ngày: gạo vẫn là nguồn chủ yếu.
- 400g rau xanh/ ngày: Ăn nhiều hoa quả, các loại rau xanh phong phú.
- Ăn ít hơn 6g muối: Nên ăn nhạt sẽ có lợi cho bệnh cao huyết áp.
Chú ý: Thành phần dinh dưỡng cần phải đa dạng, phong phú vì các loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng không giống nhau và nếu chỉ sử dụng một vài loại thì không thể cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể.
Người bệnh cao huyết áp cũng cần chú ý sắp xếp các bữa ăn trong ngày một cách khoa học: Rèn luyện thói quen ăn uống có quy luật, ăn đủ 3 bữa/ngày, lượng hấp thụ cần được phân phối hợp lý. Cần thiết phải ăn sáng, bữa trưa không nên ăn qua loa và bữa tối không được ăn quá no. Nhiệt lượng của 3 bữa lần lượt chiếm: 30%, 40% và 30%, phân phối đều 3 bữa trong ngày, không được ăn thiên lệch và ăn ít quà vặt.
Tham khảo: BS. Đỗ Doãn Lợi