Đột quỵ trong khi ngủ có tỉ lệ tử vong cao hơn 90% so với thông thường

NHỮNG “BÍ QUYẾT VÀNG” CỨU NGƯỜI ĐỘT QUỴ TRONG KHI NGỦ

Đột quỵ trong khi ngủ dù ít gặp nhưng không phải không có, rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ trong khi ngủ và có đến 99% bệnh nhân này không thể qua khỏi, khi phát hiện phần lớn đều đã tử vong. Đột quỵ trong khi ngủ diễn ra “thầm lặng” mà không có các triệu chứng hay biểu hiện bên ngoài để nhận biết, phần lớn đột quỵ trong khi ngủ ngay cả những người bị đột quỵ cũng không hề nhận biết mình bị. Vì vậy bệnh vô cùng nguy hiểm. 

Đột quỵ khi ngủ vô cùng nguy hiểm tỉ lệ tử vong lên đến 99%

Những ai dễ bị đột quỵ trong khi ngủ 

Dù không phổ biến nhưng đột quỵ trong khi ngủ rất nguy hiểm, nhiều biến chứng nặng nề, khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Một số đối tượng sau đây nên đề phòng các nguy cơ, thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu sớm. 

 Người bị vấn đề về tim mạch: Tim mạch là yếu tố hàng đầu dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, bởi tim mạch có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp, bệnh về tim, suy tim. Thường các cơn đau tim có thể đến ngay khi bạn đang ngủ làm tim ngừng đập. 

 Tiểu đường: Tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ngừng thở khi ngủ. 

 Rối loạn tình dục: Phụ nữ mắc chứng ngưng thở khi ngủ gặp các vấn đề về tình dục cao hơn so với phụ nữ có hoạt động tình dục bình thường. Nam giới bị rối loạn tình dục cũng làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. 

Và một số đối tượng nguy cơ cao khác như: 

  • Người bị huyết áp cao, cholesterol cao 
  • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, say xỉn 
  • Những người có vấn đề về tim mạch như bệnh tim rung tâm nhĩ, bệnh van tim, bệnh mạch vành
  • Tĩnh mạch đã bị phình 
  • Di truyền 
     

Những sai lầm khi cứu người đột quỵ 

Một số sai lầm khi cứu người đột quỵ có thể khiến bệnh nhân bị nặng hơn, dưới đây là 1 số sai lầm phổ biến nhất: 

     Tuyệt đối không cho người đột quỵ ăn uống, trong trạng thái không tỉnh táo, co giật nếu ăn uống dễ nôn ói, trào ngược thức ăn vào thực quản, đường thờ gây tắc nghẽn vô cùng nguy hiểm. 

     Người bị đột quỵ trong khi ngủ có thể không nắm trước được tình trạng của mình vì vậy nếu người nhà thấy người có nguy cơ đột quỵ trước khi ngủ như mỏi mệt, căng thẳng, đau đầu, tê lạnh khắp người nên điều trị trước, khi phát hiện đột quỵ trong khi nghỉ thì không tự ý điều trị như bấm huyệt, cạo gió... mà nhanh chóng chuyển đến bệnh viện. 

     Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi, có 2 dạng đột quỵ phổ biến là thiếu máu não và xuất huyết não, thiếu máu não khi ngậm sẽ làm tụt huyết áo, tăng nguy cơ tử vong. 

Dấu hiệu có thể báo trước tình trạng đột quỵ trong khi ngủ 

Dù không rõ ràng nhưng có 1 số dấu hiệu giúp báo trước tình trạng đột quỵ trong khi ngủ, điển hình như: 

  • Vào buổi sáng thấy đầu đau như búa bổ, nặng đầu, cơn đau dồn dập không rứt. 
  • Trí nhớ rất kém, không thể tập trung khi làm việc 
  • Người mệt mỏi, bực tức, chán nản, cáu bẳn 
  • Thường xuyên đi tiểu đêm 
  • Miệng khô, đau họng vào mỗi buổi sáng 
     

Ngoài ra, các chuyên gia về đột quỵ cũng chỉ ra rất nhiều công thức để người nhà bệnh nhân có thể ghi nhớ trong trường hợp sơ cứu người đột quỵ trước khi được đưa đến cơ sở y tế. Điển hình là mô hình FSHT và các lưu ý dưới đây: 

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ
Phương pháp sơ cứu người bị đột quỵ
Các sơ cứu người bị đột quỵ thoát khỏi tử vong
Những lưu ý khi sơ cứu người bị đột quỵ tránh nguy hiểm

7 “bí quyết vàng” cứu người đột quỵ trong khi ngủ 

“Bí quyết” cứu người đột quỵ trong khi ngủ tương tự như cách cấp cứu người bị đột quỵ thông thường trong một số tình huống chỉ thay đổi phương pháp sơ cứu cho phù hợp. 

   1. Trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân có dấu hiệu méo miệng khi cười, nhe răng, tê liệt tay chân, miệng tự nhiên đơ, giọng lơ lớ... cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện. 

   2. Từng bị thiếu máu não là người có nguy cơ đột quỵ cao nhất, dù đã điểm kiểm soát tình trạng thiếu máu não nhưng luôn phải đề phòng đột quỵ, tốt nhất không để người thiếu máu não ngủ 1 mình hoặc thường xuyên ra ngoài vào ban đêm. 

   3. Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu khởi bệnh đột quỵ nên giữ bệnh nhân nằm yên, tranh té ngã đầu kê cao khoảng 30 độ, đưa ngay đến trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não để được cấp cứu tốt nhất. 

   4. Trong trường hợp bệnh nhân lơ mơ, hôn mê chú ý gọi bệnh nhân để xác nhận sự tỉnh táo, nếu bệnh nhân ngưng thở phải hô hấp nhân tạo. 

   5.  “Thời gian vàng” để cứu bệnh nhân đột quỵ là 6 giờ, trong đó 3 giờ đầu là thời điểm quan trọng nhất với người bệnh. 

   6. Khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ đưa ngay đến cơ sở y tế hiện đại, tuyệt đối không đợi cơn đột quỵ qua đi hoặc cho uống thuốc hạ sốt, chống co giật... tùy tiện.

   7. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc. 

Việc quan trọng nhất trong phòng ngừa và cấp cứu đột quỵ là thời gian, vì vậy những đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ trong khi ngủ nên tự có phương pháp đề phòng khả năng bị đột quỵ, trau dồi kiến thức về đột quỵ, sơ cứu đột quý, phổ biến lại cho người nhà. Ngoài ra có thể sử dụng thêm 1 số các thực phẩm an cung ngưu phòng ngừa tai biến đột quỵ được y học cả Đông và Tây y đánh giá rất cao.  Xem chi tiết Tại Đây.

Hồng Anh

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi