Nhồi máu não là một dạng của đột quỵ não, do cục máu đông hình thành làm tắc, nghẽn mạch máu não khiến máu không được lưu thông, vùng não không được cung cấp máu sẽ bị tổn thương, dẫn đến hoại tử và gây ra những biến chứng hoặc nặng nhất là người bệnh có thể bị tử vong. Lúc này thời gian chính là vàng, người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời trong vòng từ 3 - 6 tiếng đồng hồ, nếu để quá khung giờ vàng này thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nếu có may mắn sống sót thì di chứng để lại cũng hết sức nặng nề.
Nhồi máu não là một loại của đột quỵ não
Theo báo Sức khỏe và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế): Nhồi máu não xảy ra khi giảm lưu lượng máu nuôi đến một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp gây thiếu máu não. Khi thiếu máu nuôi kéo dài thì phần não đó bị hoại tử, gọi là nhồi máu não.
Đặc điểm phát bệnh nhồi máu não
Đặc điểm phát bệnh nhồi máu não là bệnh thường phát tác trong trạng thái yên tĩnh, ít có tiền sử tình cảm, cuộc sống bị kích động. Bệnh mang tính cấp tính, cao trào hoặc cũng có thể tiến triển dần. Thời gian tắc mạch máu não nhanh nhất là trong vài giây hoặc vài phút.
Các biến chứng nguy hiểm
Điều trị nhồi máu não trong giai đoạn cấp tính
Cung cấp máu và khí O2: Sau khi xác định nguyên nhân của tắc động mạch thì việc cung cấp máu và khí O2 cho các vùng bị đứt đoạn ¬(trong vòng 3 giờ sau khi phát bệnh) là điều hết sức cần thiết đối với người bệnh.
Nếu lúc này hệ thống tuần hoàn máu được thông suốt kịp thời và việc cung cấp khí được hồi phục lại thì người bệnh có thể hoàn toàn hồi phục, không để lại di chứng sau này.
Thông tắc nghẽn: Việc làm thông tắc nghẽn là biện pháp hiệu quả nhưng cũng vô cùng khó khăn, yêu cầu chuẩn đoán chính xác tình trạng tắc nghẽn, phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe người bệnh, chi phí cao và tồn tai nguy hiểm chảy máu não do phương pháp điều trị này gây ra.
Làm chống đông: Phương pháp điều trị làm chống đông máu cũng được các bác sỹ tiếp nhận.
Điều trị nhồi máu não giai đoạn hồi phục sức khỏe
Sau cơn nguy kịch và trải qua 2 - 3 tuần trị liệu, tình trạng bệnh bắt đầu tiến triển người bệnh bước vào giai đoạn phục hồi sức khỏe. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc trị liệu và đề phòng bệnh phát tác trở lại.
Chăm sóc tâm lý cho người bệnh lúc này là vô cùng quan trọng, tránh để bệnh nhân suy nghĩ ưu phiền, cần cổ vũ tinh thần và tạo cho bệnh nhân một cuộc sống lành mạnh.
Các chứng bệnh phát tác
- Tắc nghẽn cơ tim: Nhiều người bị nhồi máu não, đột quỵ não trong giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện thiếu máu cơ tim.
- Viêm nhiễm vùng phổi: Đây được coi là nhân tố nguy hiểm nhất của đột quỵ não dẫn đến chết người. Viêm nhiễm vùng phổi thường liên quan đến các nhân tố như: bệnh nhân phải nằm lâu trên giường phát sinh viêm phổi do ứ đọng, cho bệnh nhân ăn uống không đúng cách, bệnh nhân sử dụng thuốc không hợp lý hoặc do sức đề kháng yếu, dễ bị viêm nhiễm.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn ống tiêu hóa đại tiện hoặc tiểu tiện khó khăn.
- Ảnh hưởng chức năng thận.
- Thối loét: Bộ phận xương thịt bị chèn ép trong thời gian dài, thiếu máu sẽ dẫn tới chứng thối loét. Cần thường xuyên cho bệnh nhân trở mình, xoay người, cho bệnh nhân nằm nệm hơi hoặc nệm nước.
- Co quắp xương khớp.
- Động kinh phát tác.
- Vấn đề thần kinh: 70% bệnh nhân đột quỵ não xuất hiện phiền muộn, tổn hại đến não bộ. Người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực và tự cho mình là kẻ tàn phế, tình cảm thay đổi rất lớn, dễ bị trầm cảm. Vì vậy gia đình cần phải yêu thương, chăm sóc, không được có biểu hiện ghét bỏ.
Thùy Linh