Bí quyết ngăn ngừa bệnh đột quỵ bằng phương pháp "3 cao 1 hút"

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo rằng tỷ lệ ca đột quỵ trên thế giới sẽ tăng nhanh với con số dự kiến khoảng 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm. Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp sơ cứu là vô cùng quan trọng để cấp cứu người bị nạn.

Con số báo động về số người bị đột quỵ ở Việt Nam mỗi năm

Theo con số thống kê năm 2016 của tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) thì trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ, ở Việt Nam con số này khoảng 200.000 người. Trong số 200.000  ca mắc đột quỵ này thì tỷ lệ tử vong chiếm tới 50%, số còn lại may mắn qua khỏi nhưng phải sống với các di chứng nặng nề.

Nguyên tắc ngăn ngừa bệnh đột quỵ “3 cao 1 hút” là gì?

Bác sỹ Huynh cho biết, để chủ động phòng ngừa đột quỵ cần nhớ cụm từ “3 cao 1 hút”, đây là các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao. Vậy "3 cao - 1 hút" là gì? Đó chính là: 

  1. Cao huyết áp làm mạch máu tăng trương lực, dễ vỡ hoặc mạch máu bị xơ cứng.
  2. Cao mỡ máu làm mạch máu dính, sơ vữa, hẹp đường mạch cản trở máu lưu thông. Tình trạng này là do lượng cholesterol nhiều gây ứ đọng lên các thành mạch máu.
  3. Cao đường khiến việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh khó khăn, đồng thời nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần so với những người bình thường.
  4. Hút ở đây nói tới hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các chất có trong thuốc lá và khói thuốc làm tăng khả năng xơ vỡ động mạch và tăng các chất gây đông máu, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Vì thế với người nghiện thuốc lá cần hết sức thận trọng và cố gắng dần bỏ thuốc để làm giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Ngăn ngừa và phòng chống bệnh đột quỵ

Đây là 4 nguyên nhân gây có khả năng dẫn đến cơn đột quỵ cao nhất. Nếu kiểm soát được những yếu tố này thì bạn đã phòng ngừa đột quỵ được 80%. Cụ thể, ngừng hút thuốc và tránh xa những nơi có khói thuốc; xây dựng một thực đơn ăn uống cân bằng giữa các chất, giảm lượng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol, giữa trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát; giữ tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng và stress; kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng.

Phương pháp sơ cứu người đột quỵ đúng cách

Khi người bệnh có những dấu hiệu của chứng đột quỵ điển hình như: nói ngọng bất thường, khó nói, môi lưỡi tê cứng, tê bì tay chân, liệt nửa người…thì sơ cứu bằng cách hỗ trợ đường thở của nạn nhân.

+/ Bảo vệ đường thở của người đột quỵ bằng cách không vắt chanh vào miệng nạn nhân, không cho nạn nhân uống hay ăn bất cứ thứ gì.
+/ Nếu bệnh nhân đang trong tư thế nằm hoặc ngồi thì cần tìm cách giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn bằng cách cho nằm hơi nghiêng sang trái, gối đầu, không đặt nạn nhân nằm ngửa.
+/ Nhanh chóng gọi xe cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

Bác sỹ Mai Duy Tồn (Trưởng phòng cấp cứu BV Bạch Mai) hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ

Với bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não, có các cục máu não chèn ép thì bác sĩ có thể thông cục máu trong khoảng thời gian 3 giờ đầu kể từ khi xuất hiện đột quỵ.

Sau khi bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch cần phải hết sức thận trọng trong việc chăm sóc với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập đúng phương pháp để phòng ngừa đột quỵ tái phát. 

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh đột quỵ: Nhớ đến cụm từ FAST

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

  • F - Face (mặt): mặt có bị xệ một bên không?
  • A - Arms (tay): khi nâng hai tay thấy có dễ không?có cân bằng không?
  • S - Speech (lời nói): có bị nói lắp, nhịu giọng hay không?
  • T - Time (thời gian): Thời gian cấp cứu nạn nhân được tính bằng giây vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu trên người nhà cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi