Huyết áp là gì? Những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến huyết áp

Huyết áp là áp suất của máu vào động mạch. Huyết áp chính là quá trình diễn ra từ áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, đây chính là dấu hiếu để nhận biết cơ thể con người con sống hay đã chết. Khi không có huyết áp nghĩa là cơ thể đã dừng hoạt động.

Huyết áp là gì? chỉ số huyết áp bình thường của người trưởng thành

  1. Các bệnh về huyết áp
  2. Cách đo huyết áp
  3. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
  4. Điều hòa huyết áp như thế nào?
     

Cơ chế hoạt động: Khi tim đập huyết áp thay đổi từ cực đại , áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương, huyết áp trung bình gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong máu, giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Khi máu chạy trong các động mạch, tiểu động mạch và có xu hướng giảm khi đi qua các mao mạch huyết áp sẽ giảm, huyết áp sẽ nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Nhịp thở, co cơ, các van trong tĩnh mạch, trọng lực.

Các bệnh về huyết áp

Huyết áp luôn thể hiện dưới 2 thông số:

  • Huyết áp tâm thu là áp lực sinh ra trong động mạch khi tim co thắt, huyết áp tâm thu thay đổi tùy vào từng độ tuổi, thường dao động 90 – 140mmHg
  • Huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch khi nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp, thay đổi từ 50 - 90mmHg.
     

Ở mỗi một lứa tuổi, giới tính sẽ có chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Nếu chỉ số huyết áp khi đo có sự sai lệch so với chỉ số huyết áp tiêu chuẩn thì đều có nguy cơ bị các bệnh về huyết áp. Chỉ số huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg, nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm đều ở trong khoảng này thì vẫn có thể coi là huyết áp bình thường.

Nếu đo huyết áp 3 lần và có chỉ số trung bình lớn hơn 120/80mmHg thì có nghĩa là xuất hiện dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, mỡ máu, tai biến mạch máu não... với các biến chứng nguy hiểm.

Nếu chỉ số huyết áp dưới mức 90/60mmHg thì người đó đã bị huyết áp thấp. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, đặc biệt là người già.

Cách đo huyết áp

Trong y tế dụng cụ dùng để đo huyết áp gồm có như huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử... kỹ thuật đo huyết áp khá đơn giản, vì vậy tại 1 số hiệu thuốc hay trung tâm sơ cứu y tế cũng dễ dàng thực hiện kỹ thuật đo huyết áp.

Trước khi tiến hành đo huyết áp cần lưu ý những điểm sau: 

  • - Ngồi nghỉ ngơi, thơi giãn khoảng 10 - 15 phút trước khi đo
  • - Không ăn no, hút thuốc, uống rượu bia trước
  • - Đo ở vị trí bắp tay (thường là tay trái) và không nên mặc áo chật tay.
  • - Khi đo nên đặt cánh tay lên mặt bàn, để yên không di chuyển.
     

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁU SINH RA HUYẾT ÁP

 

Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Theo Tổng hội y học Việt Nam đã chỉ ra 1 số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như sau:

  • Nhịp tim và lực co tim: Khi hồi hộp, tim đập nhanh, mạnh có thể làm tăng huyết áp, tim đập chậm, lực co tim giảm thì huyết áp giảm
  • Sức cản của mạch máu: Lòng động mạch có thể bị dày lên, hẹp lại do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm cản trở dòng máu lưu thông, khi này sẽ làm tăng huyết áp, vì máu phải tăng áp suất để đẩy đi. Vì vậy người già thành mạch kém rất dễ bị cao huyết áp.
  • Khối lượng máu: Mất mau, máu giảm làm huyết áp giảm
  • Độ quánh của máu
     

Trọng lực tác động đến huyết áp như thế nào?

Khi đứng tính trung bình đầu người cao hơn ngực 0,35m khi này huyết áp trong não sẽ thấp hơn huyết áp nơi gần tim khoảng 27mmHg, khi huyết áp trong não quá thấp, sẽ không đủ cung cấp máu, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, chóng mặt, vì vậy khi ngất nằm xuống, đặt người ở tư thế nằm có thể làm tăng nhanh chóng dòng máu lên não.

Ngoài ra, trọng lực còn tác động lên tĩnh mạch, nhất là tĩnh mạch ở chân, điều này do cơ chế hỗ trợ máu tĩnh mạch về tim. Cụ thể:

  • Sự co bóp nhịp nhàng của thành tiểu động mạch và tĩnh mạch trong chuyển động của máu
  • Sự co bóp của các cơ vân trong vận động ép máu qua các tĩnh mạch về tim
     

Điều hòa huyết áp như thế nào?

Có một số tác nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của huyết áp, đó là những yếu tố làm thay đổi nhịp tim, thể tích máu, tiến diện mạch... như hút thuốc lá nhiều làm tăng các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, thu nhỏ diện tích lòng động mạch, cản trở máu, làm thay đổi huyết áp. Mỡ máu, cục máu đông... cũng tương tự.

Trong trường hợp huyết áp thay đổi do lao động nặng, tập thể thao, xúc động, hồi hộp, khí o2 trong không khí thấp thì có thể nhanh trở về mức bình thường khi tình trạng này chấm dứt, nhưng nế diễn ra lâu sẽ tác động không tốt đến hệ tim mạch.

Huyết áp cũng có thể thay đổi do 1 số chất trong cơ thể:

  • Nghiên cứu độc lập của Masashi Yanagisawa – nghiên cứu sinh tại đại học Tsukuba ở Nhật Bản chỉ ra chất ENDOTHELIN là chất cảm ứng mạnh làm co mạch, có thể thay đổi huyết áp.
  • Nhà khoa học MỸ Robert Furchgott, Louis Ignarro và Gerid Murad đạt giải Nobel 1998 chứng minh NO được tiết ra từ các tế bào nội mạc, là chất cảm ứng chính gân dãn mạch, giảm huyết áp.
  • Ion Ca2+ nồng độ ion can xi trong máu cao làm tim đập nhanh và gây co mạch
  • Histamin: Là các mô của cơ thể sản xuất ra làm tăng tính thấm của mao mạch, gây dãn mạch, giảm huyết áp.

Nguyễn Phượng

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi