Thực phẩm chức năng là gì? Phân loại và các lưu ý khi sử dụng

Thực phẩm chức năng (functional foods) là loại thực phẩm không chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng trong việc phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, tổng hợp các dưỡng chất từ nguyên liệu tự nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng, các dưỡng chất cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

  1. Thực phẩm chức năng là gì?
  2. Phân loại thực phẩm chức năng
  3. Đặc điểm của thực phẩm chức năng
  4. Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
  5. Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam đưa ra: Thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm đặc biệt là sản phẩm dùng hỗ trợ các chức năng (duy trì, phục hồi hoặc tăng cường) cho một bộ phận nào đó của cơ thể, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng giúp phòng và giảm bớt bệnh tật.

Thực phẩm chức năng là gì? Phân biệt với các loại thuốc chữa bệnh

Còn theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) định nghĩ thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại".

Phân loại thực phẩm chức năng

 Theo cấu tạo và thành phần dưỡng chất bổ sung của nhóm sản phẩm:

  • Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Nhóm bổ sung chất xơ
  • Nhóm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
  • Nhóm không béo, không đường, giảm năng lượng (giảm cân)
  • Nhóm bổ sung các dưỡng chất đặc biệt
     

 Theo cấu trúc dạng sản phẩm

  • Dạng viên 
  • Dạng nước
  • Dạng bột
     

 Theo nguồn gốc:

  • Nguồn gốc từ các loại thực vật
  • Nguồn gốc từ động vật
  • Nguồn gốc vi sinh vật
     

Đặc điểm của thực phẩm chức năng

  1. Sản xuất, chế biến dựa theo công thức.
  2. (Có thể) loại bỏ chất bất lợi và bổ sung chất có lợi.
  3. Có tác dụng tới một (hay nhiều) chức năng của cơ thể.
  4. Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
  5. Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, khoáng vật.
  6. Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả.
  7. Sử dụng được thường xuyên, liên tục, không có tai biến cũng như tác dụng phụ.
     

Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

- Khi sử dụng thực phẩm chức năng cần sử dụng liên tục, theo liệu trình để có được kết quả tốt nhất.

- Kiểm tra kĩ thành phần để tránh bị dị ứng và so sánh với thực đơn ăn uống hàng ngày đểsử dụng với một lượng vừa phải, tránh bổ sung thừa dẫn đến các hệ lụy cho sức khỏe.

- Cần biết cách phân biệt sản phẩm thật giả để không sử dụng phải những sản phẩm thực phẩm chức năng kém chất lượng.

- Sử dụng sản phẩm phù hợp với mục đích, tình trạng cơ thể đang gặp phải, dưỡng chất cơ thể đang thiếu hụt.

Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh, người dùng cần phân biệt rõ 2 loại sản phẩm này:

Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc chữa bệnh
Tác dụng - Hỗ trợ phục hồi, tăng cường và duy trì chức năng của cơ thể.
- Bổ dưỡng hoặc phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.
- Không độc hại và không có tác dụng phụ
- Không có tác dụng âm tính
- Dùng để chữa một chứng bệnh cụ thể
- Có tác dụng âm tính
Cách dùng - Sử dụng thường xuyên, liên tục, lâu dài
- Không cần khám bệnh, kê đơn của bác sĩ
- Dùng theo đợt, thời gian nhất định
- Cần có kê đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng
Đối tượng - Người khỏe và người bệnh - Người bệnh
Nguồn gốc, nguyên liệu - Từ thiên nhiên - Tự nhiên và tổng hợp
Địa điểm bán - Cửa hàng, siêu thị, hiệu thuốc - Hiệu thuốc
Nhãn sản phẩm - Công bố là thực phẩm chức năng
- Hỗ trợ chức năng các bộ phận của cơ thể
- Công bố là sản phẩm thuốc
- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định

 

Theo Bách Khoa Toàn Thư/Wiki

Tag:
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi