Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Tư vấn phương pháp điều trị

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng sức khoẻ phổ biến hiện nay. Nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ có những người tính cách nóng nảy, thường xuyên căng thẳng, lo âu, bồn chồn thì mới bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, cao huyết áp không liên quan đến đặc điểm tính cách. Nhiều đối tượng luôn bình tĩnh, ôn hoà cũng có thể là nạn nhân của cao huyết áp. Cao huyết áp hiện nay đang là vấn đề bệnh lý phổ biến để lại nhiều nỗi lo cho người bệnh do nó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cao huyết áp là gì? Triệu chứng và dấu hiệu như thế nào?

  1. Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
  2. Những con số đáng báo động về cao huyết áp
  3. Triệu chứng, biểu hiện huyết áp cao là gì?
  4. Phương pháp điều trị cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp - nỗi lo của nhiều người

Cao huyết áp là nỗi lo của nhiều người

Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp cao là bệnh lý mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (Systolic và Diastolic) dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương đương với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Trước đây, có nhiều quy chuẩn về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương.

Các cơ quan trong cơ thể cần Oxy để tồn tại, oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống. Hiện nay, huyết áp ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80. Người tiền cao huyết áp chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89 mmHg.

Bệnh nhân cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ lớn hơn hoặc bằng 135 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg. Đối tượng bệnh nhân này có thể có chỉ số cao hơn trong một số tuần.

Chỉ số huyết áp cao và chỉ số huyết áp bình thường

Chỉ số huyết áp cơ bản của người bình thường và người cao huyết áp

Những con số đáng báo động về cao huyết áp

Tại “Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II”, những con số đáng báo động về căn bệnh này đã được công bố khiến nhiều người phải sửng sốt, sự tăng trưởng của cao huyết áp kéo theo nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, đẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống. Cao huyết áp có thể gây suy tim và đột quỵ não, nguyên nhân hàng thứ 2 dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO cho thấy:

 Thế giới

  • Năm 2000, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị cao huyết áp
  • Theo tính toán, năm 2025 sẽ có tới 15,6 tỷ người mắc căn bệnh này.

 Việt Nam

  • Năm 2000 có khoảng 16,3% người trưởng thành mắc cao huyết áp
  • Năm 2009, có khoảng 25,4% người trưởng thành mắc cao huyết áp
  • Năm 2016, có đến 48% người trưởng thành bị cao huyết áp.


Bệnh cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình. Không phải lúc nào người mắc bệnh cao huyết áp cũng thấy khó chịu. Một số người cao huyết áp có triệu chứng lâm sàng như: chóng mặt, đau đầu, ù tai,… Tuy nhiên, rất nhiều người cao huyết áp lại không có biểu hiện này.

Cảnh báo về tỉ lệ người bị cao huyết áp hiện nay

Tỷ lệ người lớn mắc cao huyết áp tại Việt Nam đang ở mức báo động

Triệu chứng, biểu hiện huyết áp cao là gì?

Dấu hiệu, triệu chứng của cơ thể là những biểu hiện để nhận ra bạn đang gặp phải cao huyết áp. Đồng thời bạn cần kết hợp với kiểm tra huyết áp thường xuyên định kỳ để có phương án dự phòng hợp lý. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh cao huyết áp mà bạn cần theo dõi:

 Chảy máu mũi

Chảy máu mũi là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân cao huyết áp. Khi huyết áp của bạn tăng cao đột ngột dẫn đến chảy nhiều máu, khó ngừng. Lúc này bạn nên đi thăm khám để đảm bảo sức khoẻ của bản thân.

 Vệt máu bên trong mắt

Thấy có vệt máu bên trong mắt hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường. Để chắc chắn, bạn có thể kiểm tra tình trạng huyết áp trong cơ thể  bằng máy đo hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

 Tê, ngứa, râm ran các chi

Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do tăng huyết áp gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không kiểm soát được cần chú ý vì đây là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh trong cơ thể bạn.

 Nôn và buồn nôn

Triệu chứng và biểu hiện của cơ thể báo hiệu bệnh cao huyết áp

Triệu chứng, biểu hiện của cơ thể khi gặp phải cao huyết áp

Triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh lý khác nên bạn cần kiểm chứng với các triệu chứng liên quan như nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.

 Chóng mặt

Người bệnh thấy chóng mặt đi kèm 2 triệu chứng choáng và mất thăng bằng cho thấy người bệnh có tình trạng cao huyết áp. Đây là dấu hiệu bệnh cao huyết áp mà bạn không nên bỏ qua.

Phương pháp điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp là vấn đề bệnh lý nguy hiểm bởi có thể kéo theo biến chứng dẫn đến tình trạng đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Khi bị cao huyết áp, người bệnh cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, sử dụng dược phẩm theo chỉ định của y bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình hỗ trợ điều trị cao huyết áp cần đảm bảo được các yếu tố sau đây:

 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Nên ăn nhạt, không nên sử dụng quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn hằng ngày (đây là lượng muối bao gồm trong thức ăn và nước chấm)
  • Bị béo phì nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ăn ít đường, hạn chế mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ trong rau củ quả
  • Không ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường.


Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

  • Ăn đồ ăn chứa đạm có nguồn gốc từ cá, thực vật thay các loại đạm trong gà, bò, heo.
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật và dầu dừa. Thay vì dùng mỡ động vật thì tốt nhất bạn nên dùng dầu Ô-liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích, bỏ thói quen hút thuốc.

 Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên, nên tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày và 3 lần trong một tuần, tuy nhiên không nên quá gắng sức để ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Duy trì một nếp sinh hoạt điều độ, lành mạnh và ổn định
  • Tránh tình trạng căng thẳng đầu óc, quá xúc động và lo âu.

 Sử dụng thuốc ổn định huyết áp

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng ổn định huyết áp như Herbalife Active Fiber Complex – Hỗn hợp chất xơ hoạt hóa, Hoa đà tái tạo hoàn, tảo xoắn, kiện não hoàn và an cung ngưu hoàng hoàn. Đối với những người muốn ổn định huyết áp lâu dài, hiệu quả tốt và ổn định thì an cung ngưu hoàng hoàn là lựa chọn tốt.

An cung ngưu hoàng hoàn là dược phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc được bào chế trên công thức cổ truyền với các thành phần từ động vật và thực vật có giá trị trong Đông y. Sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn mang đến hiệu quả hỗ trợ chăm sóc cơ thể cho người cao huyết áp rất tốt. Cụ thể, sản phẩm có thể:

An cung ngưu hoàng hoàn giúp ổn định huyết áp hạn chế nguy cơ đột quỵ

An cung ngưu hoàng hoàn hạn chế đột quỵ cho người cao huyết áp

  • Ổn định huyết áp người bệnh
  • Hạn chế gặp phải vấn đề do cao huyết áp gây ra như  đột quỵ não.
  • Phục hồi di chứng của cao huyết áp, đột quỵ não.


Cao huyết áp hiện nay là căn bệnh, là nỗi lo của nhiều người, nhiều gia đình. Để xoá đi nỗi này đòi hỏi quá trình cố gắng của cá nhân, đảm bảo liệu trình lâu dài, kiên trì với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hướng tới nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, ổn định huyết áp, hạn chế các vấn đề do cao huyết áp gây ra cho người tiêu dùng, On-plaza Việt Pháp cung cấp các sản phẩm thực phẩm chức năng tốt cho người cao huyết áp với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

Tham khảo: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tag:
  • Huyền 5

    Xin hỏi HA tâm thu 124 còn tâm truong 66 thì sao ạ

    Cửa hàng Thuốc Tim Mạch
    Nếu trong nhiều ngày đo bạn vẫn có chỉ số huyết áp như vậy thì trường hợp của bạn đang ở trong giai đoạn gọi là tiền cao huyết áp.
    • Thảo luận
Tin tức liên quan:


Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Quà biếu sức khỏe cho người cao tuổi